Phân luồng hướng nghiệp đã và đang trở thành nội dung giáo dục quan trọng. Tuy nhiên, cùng việc hiểu đúng còn cần có những bộ công cụ khoa học và phù hợp mới giúp học sinh chọn đúng và chọn trúng ngành nghề phù hợp.

Phân luồng và hướng nghiệp thường bị hiểu lầm như một sự “chia tách” cứng nhắc giữa học tiếp THPT hay chuyển sang học nghề, dẫn đến không ít phụ huynh và học sinh mang tâm lý mặc cảm, coi học nghề là lựa chọn thấp kém hơn.Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, phân luồng và hướng nghiệp không phải là phân loại học sinh theo kiểu “tốt” hay “kém”, mà là quá trình giúp các em tìm ra con đường phù hợp nhất với năng lực, sở thích và tiềm năng của bản thân. Mỗi người có một thế mạnh riêng: Có em phù hợp với học thuật, nghiên cứu. Có em lại tỏa sáng trong các nghề kỹ thuật, sáng tạo hay thực hành. Quan trọng hơn, phân luồng không phải là “đóng khung” mà là mở ra cơ hội để học sinh phát triển tối đa khả năng của mình, tránh lãng phí thời gian và nguồn lực. Khi hiểu đúng, phụ huynh và học sinh sẽ thấy đây là một hành trình khám phá đầy giá trị, thay vì áp lực hay mặc cảm.

Career Passport là bộ công cụ nhân trắc hướng nghiệp toàn diện do PGS.TS Phạm Mạnh Hà và các đồng sự phát triển dựa trên hơn 20 năm nghiên cứu, giúp học sinh THCS định hướng phân luồng, học sinh THPT chọn ngành nghề phù hợp và phụ huynh hiểu rõ tiềm năng của con. Bộ công cụ này được xây dựng trên nền tảng khoa học vững chắc, bao gồm lý thuyết sở thích nghề nghiệp Holland, mô hình tính cách Big Five và lý thuyết Đa trí thông minh, đồng thời tích hợp 3 chỉ số quan trọng: sức khỏe thể chất-tinh thần, kết quả học tập và điều kiện kinh tế gia đình. Đặc biệt, Career Passport ứng dụng AI để phân tích dữ liệu ngành nghề, cơ sở đào tạo và môi trường học tập tại Việt Nam, đảm bảo độ chính xác cao. Trong bối cảnh nhiều phương pháp hướng nghiệp như sinh trắc vân tay hay dự đoán theo ngày sinh thiếu cơ sở khoa học, Career Passport cung cấp giải pháp đáng tin cậy, phù hợp với thực tế. Để xây dựng hệ sinh thái hướng nghiệp hiệu quả, cần sự phối hợp từ nhiều phía: nâng cao nhận thức xã hội, tích hợp hướng nghiệp vào giáo dục từ sớm, phát huy vai trò của giáo viên và nhà trường, đồng thời cần hỗ trợ từ chính sách và cộng đồng. Với Chỉ thị số 29 của Bộ Chính trị và kế hoạch phân luồng học sinh đến năm 2030, Career Passport hứa hẹn sẽ giúp học sinh Việt Nam chọn đúng hướng đi, góp phần phát triển xã hội